Màn hình trong của máy có kích thước 6″9, 165Hz và tỉ lệ rất dài. Tỉ lệ này đâu đó 21:9, giống với các máy Xperia, ban đầu mình thấy nó hơi hẹp nhưng dùng thì thấy quen. Một số công việc hàng ngày như duyệt Facebook, đọc tin, chat thì mình không phải cuộn xuống nhiều để nhìn nội dung.
Khi đọc tin tức hiển thị được rất nhiều, đủ đọc.
Về thiết kế thì Razr 40 Ultra được làm từ khung nhôm, mặt lưng kính. Phần khung viền hay thậm chí là màn hình ngoài được sơn rất bóng. Nếu lau sạch và ngắm thôi thì rất đẹp nhưng dùng thực tế thì nó hơi dễ bám vân tay.
Ở góc chụp này và tắt màn hình đi các bạn sẽ thấy màn hình ngoài rất bóng, dường như Moto phủ cho nó một lớp gương vậy, mình chưa hiểu mục đích nhưng nó rất dễ phản chiếu ánh sáng, đặc biệt khi nhìn nghiêng hoặc ngang.
Còn đây là khi mở màn hình sáng.
Không chỉ bóng mà điện thoại còn có rất nhiều chi tiết trên một thiết kế rất mỏng (Razr là viết tắt của razor, là dao cạo, ngày trước Razr V3 là cái điện thoại siêu mỏng những năm 2004). Mảnh bên trên là nút nguồn và âm lượng, nút âm lượng bố trí hơi cao, khó thao tác.
Bên dưới là cổng C, loa ngoài, mỗi nửa lại có thêm một microphone và ăng-ten bắt sóng.
Bề mặt kính duy nhất của Razr 40 Ultra không bóng. Lớp kính này xịn và sờ vào như mặt lưng iPhone 14 Pro vậy.
Chiếc máy mình mượn có màu xanh đẹp, nhẹ nhàng không quá gắt. Viền nhôm cũng được sơn màu xanh như này.
Màn hình ngoài của máy có kích thước 3″6 và vuông. Kích thước này to hơn iPhone 4 (3″5), điện thoại gập ngày một trở nên to hơn và có thể dùng được. Thậm chí màn hình này còn được làm tràn ra camera, nhìn thực sự ấn tượng.
Rõ hơn về thiết kế ôm trọn camera và đèn flash.
Rõ hơn, nét hơn chút nữa.
Mình có thể mở hầu hết các ứng dụng để sử dụng màn hình ngoài, tuy một số app chưa hỗ trợ. Chúng ta cũng có thể thiết lập cách các ứng dụng sẽ được tiếp tục mở khi sử dụng với màn hình chính. Khi chạy app chúng ta sẽ thấy giao diện bị crop một phần để thành giao diện ngang.
Mở Messenger và gõ thì nội dung sẽ biến mất, khi nào gõ xong, ẩn bàn phím đi thì mới thấy được nội dung đoạn hội thoại.
Màn hình ngoài này thích hợp để làm gương, làm preview cho camera 12MP của máy.
Hoặc để xem hình…
… hoặc chế độ túp lều (Tent Mode) sẽ biến màn hình thành AOD để hiển thị thời gian, nội dung, thông báo.
Về cấu hình, máy chạy Snapdragon 8+ Gen 1, RAM 8/12GB, ROM 256/512GB, pin 3800mAh, camera 12MP, chống nước IP52.
Với màn hình chính, khi gập vuông góc và mở một số app hỗ trợ thì sẽ thành giao diện như này, một nửa hiển thị camera và một nửa hiển thị các nút điều khiển, cũng rất hay.
Về nếp gập màn hình chính, mình thấy nó đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều rồi. Về cơ bản khi sử dụng (màn hình sáng) thì mình khó mà nhìn thấy, ngay cả khi nghiêng đi thì cũng khó thấy. Còn khi sờ tay qua nó chỉ hơi gợn một chút, dường như không phải là một vết lõm nữa. Công nghệ bản lề hiện đại sẽ giúp điện thoại gập mỏng hơn, ít nếp nhăn hơn.
Motorola cho chúng ta đủ loại tùy biến khác nhau với điện thoại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.