Ngoại hình kế thừa đời trước: Cụm camera vòng tròn, màn hình cong tràn và camera trước kép
So với thế hệ trước, Honor Magic 4 Pro có thiết kế không khác biệt nhiều, có thể nói là giữ nguyên về ngoại hình cả mặt trước lẫn mặt sau.
Mặt lưng của máy nổi bật với phần camera chiếm gần hết phần thân trên của máy. Cụm camera hình trọn gợi nhớ đến những con máy Nokia với tiên phong thiết kế camera vòng tròn nhiều ống kính. Chúng ta có những ống kính được sắp xếp có tổ chức, đồng đều nhau với một ống kính tiềm vọng ở giữa. Toàn bộ phần camera cũng không nhô lên quá cao, không mấy gập gềnh khi đặt máy xuống bàn.
Mặt lưng của máy được làm bằng kính, một mặt lưng rất bóng bẩy, có khả năng phản chiếu ảnh sáng, có thể dùng làm gương soi. Tuy nhiên thiết kế kiểu này rất dễ bám dấu vân tay, và dễ trầy khi không dùng ốp.Mình trên tay phiên bản màu vàng, theo mình thì màu này không đẹp, nó có phần sến súa và cách phối màu trông máy cũ cũ sao sao.
Mặt trước của máy là một màn hình tràn về 2 cạnh. Trong mặt trước rất sexy, không gian hiển thị rất rộng rãi, nhìn rất đã. Tuy nhiên thiết kế kiểu này khiến mình cằm dễ bị chạm 2 bên, khó thao tác, cầm cũng dễ sợ rơi.
Honor trang bị cho màn hình của Magic 4 Pro thông số khá ấn tượng, màn hình LTPO OLED 6.8 inch, 1 tỷ màu, độ sáng tối đa 1000nits, tần số quét 120Hz, có thể thay đổi linh hoạt từ 1 đến 120Hz tuỳ điều kiện. Và đặc biệt là hỗ trợ tần số xung ánh sáng 1.920Hz, mỗi khi hạ độ sáng màn hình xuống thấp sẽ giúp mắt mình đỡ mỏi khi phải nhìn vào màn hình OLED nhờ vào cơ chế PWM (Pulse Width Modulation). Trên iPhone con số này dừng lại ở mức 480Hz, còn Samsung thì đâu đó 240Hz. Thực tế khi mình hạ độ sáng màn hình và sử dụng mình cũng không cảm nhận được nhiều về tính năng này, mình chỉ thấy máy cho độ sáng màn hình khá thấp khi sử dụng trong bóng tối, giúp mắt mình thích nghi nhanh và đỡ chói.
Một đặc trưng nữa của màn hình này đó là thiết kế đục lỗ với 1 ống kính camera selfie 12MP (góc siêu rộng) và 1 cảm biến ToF 3D cho khả năng nhận dạng khuôn mặt chính xác hơn.
Camera được trang bị thông số ổn áp
Cụm camera thiết kế hầm hố tương xứng với những thông số được trang bị. Đây là một con máy được đầu tư khá nhiều về camera, chất lượng camera rất tốt, rất cạnh tranh ở phân khúc cao cấp. Chúng ta có:
- Camera chính 50MP, khẩu độ f/1.8, kích thước cảm biến 1.56″ khá lớn so sơ với mấy con khác trên thị trường.
- Camera góc siêu rộng 50MP, khẩu độ f/ 2.2, cho góc chụp 122 độ
- Ống kính tele tiềm vọng 64MP, khẩu độ f/3.5, tiêu cự 90mm, hỗ trợ zoom quang 3.5x, có thể zoom kỹ thuật số 100x.
- Hệ thống lấy nét TOF 8 x 8 3D, lấy nét bằng laser giúp đo độ sâu trường ảnh.
- Cảm biến Flicker
Giao diện camera của máy với đầy đủ những tính năng cơ bản và nâng cao, dễ dàng thay đổi góc chụp để có những bức ảnh hợp nhu cầu.
Giao diện chụp ảnh selfie có trang bị tính năng làm đẹp và làm mờ để chụp những bức ảnh bokeh.
Cấu hình vốn có của một con máy cao cấp: Snapdragon 8 Gen 1
Honor Magic 4 Pro được trang bị con chip Snapdragon 8 Gen 1, cấu hình thiết yếu của những con máy cao cấp hiện tại. Phiên bản mình dùng có RAM 8GB và bộ nhớ trong 256GB.
Máy sử dụng giao diện Magic UI 6, về cơ bản nó tương tự EMUI của Huawei. Tuy nhiên, nó mang tính quốc tế hơn nhờ vào việc vẫn được truy cập vào các dịch vụ của Google.
Viên pin của máy không quá cao, chỉ 4.600mAh, hỗ trợ sạc nhanh 100W và sạc nhanh không dây 50W.
Mức giá mình tham khảo cho thị trường châu Âu là 1.099 Eur, giá xách tay tìm thấy trên web đâu đó 26 triệu đồng.
Ngoài ra, đây cũng là một trong những con máy Trung Quốc hiếm hoi được trang bị khả năng kháng nước, bụi chuẩn IP68. Mình thích tính năng này, nó cần thiết cho một con máy giá cao vì mang lại sự an tâm cho người bỏ tiền ra mua.
Bên trong hộp được tặng kèm cóc sạc, cáp sạc, ốp lưng trong suốt và jack chuyển Type C to 3.5mm.
Dòng này còn có phiên bản cao hơn là Honor Magic 4 Ultimate nhấn mạnh rất nhiều về camera, nó đạt top1 trên DxO, nhưng hiện tại mình chưa có, khi nào có mình sẽ trên tay, trải nghiệm kỹ về camera và chia sẻ với anh em.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.